Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Chùa Giác Lâm - Ngôi Chùa Cổ Nhất Thành Phố Hồ Chí Minh

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Sài Gòn, chùa còn được biết đến với những cái tên khác như: Sơn Can, Cẩm Đệm và Cẩm Sơn.

Giới thiệu chung về chùa Giác Lâm

Được xây dựng vào năm 1744, Chùa Giác Lâm đã tồn tại gần 300 năm, tại đây lưu trữ nhiều cổ vật quý hiếm về nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo.

chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm

Lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Theo lịch sử ghi lại vào thế kỷ thứ XV-XVI, vùng đất Gia Định sớm hình thành một trung tâm thương mại - nơi giao dịch buôn bán hàng hóa, sự phát triển về kinh tế nơi này đã tạo nên tiền đề cho sự phát triển văn hóa, kiến trúc tại vùng đất Gia Định trong đó có cả tín ngưỡng.

Năm 1774 khi trụ trì chùa Cẩm Đệm là Thiền sư Viên Quang đã cho đổi tên thành chùa Giác Lâm. Kể từ đó chùa trở thành trung tâm đào tạo về kinh Phật, giới luật; số lượng tu sĩ tập trung về rất đông. Vào năm 1798 chùa được trùng tu mở rộng lần thứ nhất.

Năm 1827, Thiền sư Viên Quang viên tịch, người kế vị là Thiền sư Hải Tịnh. Đến năm 1844, Thiền sư Hải Tịnh đã cho mở trường hương đầu tiên tại chùa Giác Lâm, đến năm 1849 mở trường kỳ.

Năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng Thạnh Đạo, thuộc đời thứ 40 đã đứng ra trùng tu chùa lần thứ hai và có sự đổi mới trong kiến trúc: lót gạch ở chánh điện, làm lại vách nhà Tổ, xây vòng rào, trang trí nền vành chùa bằng sứ…

Thời gian từ năm 1939-1945 chùa được trùng tu lần thứ ba. Đặc biệt vào thời gian này, nơi đây là nơi trú ẩn cho các thầy hoạt động cách mạng.

Năm 1946, sau khi Hòa thượng Hồng Hưng viên tịch, Thiền sư Nhựt Dần lên trụ trì. Một số Tăng sĩ thuộc chùa đã lên đường kháng chiến chống thực dân Pháp góp phần xây dựng bảo vệ đất nước.

Năm 1953 chùa Giác Lâm tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Sri Lanka. Hòa thượng Thiện Thuận đã cúng dường một mảnh đất trước chùa để xây dựng bảo tháp thờ xá-lợi Phật nhưng đến năm 1975 bị đình trệ, cho đến năm 1993 mới tiếp tục xây dựng lại và cung nghinh xá lợi về tôn thờ. Sau khi Hòa thượng Thiện Thuận viên tịch thì Hòa thượng Huệ Sanh tiếp quản trụ trì.

Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.

Chùa Giác Lâm

Gian chùa Giác Lâm

Tham quan kiến trúc chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau:

- Chính điện

- Tháp thờ xá lợi Phật

- Chánh điện

Tháp xá lợi - chùa Giác Lâm

Tháp xá lợi - chùa Giác Lâm

Ngoài giá trị về kiến trúc – tín ngưỡng cổ xưa của chùa Giác Lâm, nơi đây còn chứa đựng giá trị lớn về lịch sử cổ vật của chùa.

Trong chùa Giác Lâm có nhiều pho tượng giá trị như Tượng Phật A Di Đà, Di Lặc Bồ Tát; Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng Mười Tám Vị La Hán, tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma,…

Trên các cột chính của chùa Giác Lâm đều có khắc câu đối thếp vàng tinh xảo.

Đặc biệt vào lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 hàng năm, tại chùa Giác Lâm mở cửa làm lễ hội lớn đón các tăng ni phật tử và du khách khắp cả nước đến hành hương thăm quan lễ chùa cầu bình an.

Pho tượng cổ chùa Giác Lâm

Pho tượng cổ chùa Giác Lâm

Bản đồ di chuyển đến chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm tọa lạc tại 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. cách quận 1 khoảng 7 km nên việc di chuyển tham quan cho du khách – Phật tử đến lẽ viếng rất thuận tiện bởi có hệ thống mạng lưới phương tiện giao thông kết nối đa dạng như xe buýt, taxi, xe công nghệ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

Bản đồ chùa Giác Lâm

Bản đồ chùa Giác Lâm

Một số lưu ý tham quan chùa Giác Lâm

Khi đến dâng hương ở các chùa chỉ sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, xôi, chè… Không nên sắm sửa lễ mặn như thịt gà, lợn, giò,…

Khi vào chùa nên mặc đồ lịch sự, tránh trang phục ngắn, hở hang,…Hoặc bạn có thể mặc đồ chuyên dành cho đi lễ chùa thể hiện sự thành tâm tôn kính với Đức Phật.

Khi bước chân vào chùa Giác Lâm Phật tử và du khách có thể cảm nhận thấy lòng mình thanh tịnh và bình yên hòa cùng nét cổ kính, không xô bồ, vồn vã giữa chốn đông người. Ngoài ra, bạn có thể đến cúng bái ở những ngôi chùa thờ Xá Lợi Phật: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi.

Nếu bạn có kế hoạch đến TP.Hồ Chí Minh lễ thăm tại chùa Giác Lâm mà chưa biết đặt vé máy bay đi Hồ Chí Minh, khách sạn Hồ Chí Minh như nào thì đã có BestPrice hỗ trợ tư vấn miễn phí. Bên cạnh đó còn có cả combo, tour Hồ Chí Minh cho bạn khám phá khắp nơi ở Sài Gòn nữa nhé!

BestPrice

Nguồn ảnh: internet