Sự khác biệt giữa các công trình tâm linh
Chùa
Chùa Quán Sứ, Hà Nội
Chùa là nơi thờ Phật. Đến chùa mọi người thường có xu hướng cầu tất cả những gì mình mong muốn nhưng theo quan niệm nhà Phật, Phật chỉ phù hộ bình an chứ không phù hộ đường tài lộc. Vì vậy sẽ phù hợp hơn nếu đi chùa, bạn cầu sức khỏe, an lành, cầu mong được người che chở.
Đình
Đình làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội
Đình là những công trình kiến trúc cổ ở các làng quê Việt, nơi thờ Thành Hoàng. Nơi đây không chỉ để nhân dân đến lễ, mà còn là địa điểm tâm trung của mọi người trong làng tới hội họp, hay tổ chức nghi lễ. Theo quan niệm chung thời xưa, đình được xây dựng ở trung tâm làng, quy về hướng có sông nước.
Đền
Đền Sóc, Sóc Sơn
Đền là nơi thờ cúng thần, hoặc danh nhân, quan tướng quá cố, hay anh hùng có công với đất nước như: Lý Nam Đế, Trần Hưng Đạo, Tô Hiến Thành… Khi đi ễ ở Đền, bạn có thể cầu xin về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm…
Nếu như chùa là nơi thờ Phật thì đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở các làng quê Việt Nam thờ Thành hoàng. Đây còn là nơi hội họp của người dân trong làng. Cũng chính bởi vậy, địa điểm để xây dựng đình thường nằm ở trung tâm của làng, quay về hướng có nhiều sông nước.
Miếu
Miếu Nổi, Hồ Chí Minh
Miếu có quy mô nhỏ hơn đền. Đây là nơi có thể thờ thần, thờ những bậc anh hùng có công với đất nước, hay thậm chí là những người quá cố được coi là linh thiêng với người dân bản địa. Miếu thường xây ở nơi yên tĩnh, trên sườn núi, trong rừng, trên gò cao…
Điện
Điện thờ của người dân tự lập nên
Gần giống như đền, điện là nơi thờ thánh, tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn. Điện thường thờ Phật, thờ Mẫu hoặc các vị thần nổi tiếng. Cá nhân hoặc cộng đồng đều có thể đứng ra xây dựng điện.
Nguồn: Sưu tầm