Thành phố Rạch Giá có trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ Đông vịnh Thái Lan, được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở phía Nam. Rạch Giá cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250 km về hướng Tây Nam, cách Thành phố Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam.
Từ vùng đất rộng người thưa, Rạch Giá là nơi cộng cư của người Việt, Hoa và Khmer, nhưng chiếm đa số là người Việt và Khmer. Trước đời Gia Long, dân chúng đã chọn lựa vài gò cao ven các sông rạch để cư trú. Từ làng chài nhỏ ven cửa sông, Rạch Giá dần phồn thịnh hơn nhờ buôn bán lúa gạo và thương mại sung túc. Vào TK XVII, tức thời chúa Nguyễn ở đàng trong, vùng Rạch Giá nay là 1 trong 7 đơn vị hành chính thuộc Trấn Hà Tiên xưa.
Rạch Giá chính là nơi có nhiều cảnh quan và tiềm năng sông nước biển đảo, lại có sức hút mạnh mẽ đối với thực khách phương xa khi đến thăm thành phố. Người Việt, Hoa và Khmer là những con người ấy đã dựng xây, thành tạo nên một nền văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà người đời thường gọi là văn minh xứ Rạch Giá, cùng vô số đền đài, chùa chiền và hàng trăm công trình thờ tự nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ.
Mặc dù là vùng xa xôi của tổ quốc, nhưng đất Rạch Giá không hề vắng bóng những anh hùng dân tộc, hết lòng chặt dạ vì dân vì nước, mà điển hình là Nguyễn Trung Trực đã đền nợ nước khi tuổi chưa đầy ba mươi. Cho đến hôm nay, Lễ tế Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực vẫn được tổ chức trang trọng vào các ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch.
Đây là lễ hội lớn nhất và có sức thu hút mạnh nhất ở Rạch Giá. Có thể coi đây là 1 sản phẩm du lịch rất đáng giá và mang lại nhiều giá trị. Ngày nay, lễ hội được tổ chức ngày một trang nghiêm với các hoạt động tế lễ đẹp mắt và văn minh.
Vào dịp lễ hội tháng Tám hàng năm, dân thập phương đổ về Rạch Giá rất đông. Nhiều nhà hảo tâm, và cả người bình dân đã đóng góp tiền của, công sức, cơm gạo để làm cơm thết đãi du khách. Người ta nô nức đi "ăn cơm đình", đó là bát cơm tình nghĩa, bát cơm của người Rạch Giá thết đãi du khách phương xa đã không ngại đường xá xa xôi đến đây dự lễ.