Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được xem là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Nội, hàng năm thu hút nhiều du khách thập phương đến dâng hương và cầu may. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc và lối kiến trúc của ngôi đền này.

Đôi nét về Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ tọa lạc trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt bên cạnh Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Sơn Tinh. Truyền thuyết kể rằng Liễu Hạnh là Ngọc Hoa, con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng vì làm vỡ ly ngọc quý mà bị đày xuống trần gian. Sau khi hạ phàm tại Đảo Hồ Tây, bà giúp người dân trừ ma, diệt yêu, an cư lạc nghiệp, trừng phạt tham quan.

Phủ Tây Hồ dịp lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ dịp lễ đầu năm

Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa biết thời gian cụ thể xây dựng Phủ Tây Hồ. Nó được dự đoán vào khoảng thế kỉ 17 nhưng có thể muộn hơn. Trong các cuốn sách đầu tiên về các di tích của Thăng Long - Hà Nội cũng đều không có ghi chép về di tích này. Năm 1996, Phủ Tây Hồ đã được bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử - Văn hóa.

Khám phá Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một quần thể gồm Phủ Chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu được bố trí theo thứ tự từ trong ra ngoài. Kiến trúc chính của Phủ được xây theo kiểu tam quan, có 3 nếp Tam Tòa Thánh Mẫu. Phủ chính có quy mô lớn nhất với mặt trước là cửa tam quan 2 tầng, trên mái có ghi “Tây Hồ hiển tích” bằng tiếng Hán khá tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ.

Phủ Chính, Phủ Tây Hồ

Phủ chính, Phủ Tây Hồ (@nguyengiahuy90)

Qua tam quan, du khách sẽ dừng chân tại phương đình với 2 tầng 8 mái. Nhà tiền tế, hậu cung nằm ở ngay sau phương đình. Bên cạnh Tam quan là Điện Sơn Trang có 3 tầng, 8 mái cong. Trong đó lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 gian với 3 động Sơn Trang. Ở ngoài sân của phủ Tây Hồ là khu nhà khách lầu cô, lầu cậu.

Sâu trong phủ nổi bật lên là 3 pho tượng song song của 3 vị mẫu hợp thành Tam phủ: Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng; Mẫu Thoải (thủy) mặc áo trắng tượng trưng cho nước; Mẫu Địa mặc áo vàng tượng trưng cho đất. Người ta dựng đền thờ ba vị mẫu này là để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn vì đã tạo cho chúng sinh một cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Cây di sản, Phủ Tây Hồ

Cây di sản, Phủ Tây Hồ

Cũng theo quan niệm Tam phủ, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan giúp cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ được rất nhiều người tin tưởng. Ngoài ra, tại sân phủ Tây Hồ còn có một cây si cổ thụ đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam” và ở kề bên là đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết.

Khi đi du lịch Hà Nội, ngoài Phủ Tây Hồ, bạn có thể tham quan một số địa điểm gần đây như Chùa Trấn Quốc, Hồ Tây, Đền Quán Thánh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột.

Cách di chuyển đến Phủ Tây Hồ

Từ trung tâm thành phố đến Phủ Tây Hồ khoảng 11km theo tuyến đường ngắn nhất qua P. Tôn Đức Thắng mất khoảng 30 phút di chuyển bằng ô tô. Cụ thể từ trung tâm, đi theo hướng Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương - Đường Thanh Niên - Nghi Tàm - Âu Cơ - Xuân Diệu - Quảng An.

Lộ trình di chuyển đến Phủ Tây Hồ

Lộ trình di chuyển đến Phủ Tây Hồ

Kinh nghiệm cần biết khi đến Phủ Tây Hồ

Bỏ túi một số kinh nghiệm hữu ích khi đi lễ Phủ Tây Hồ vào cẩm nang du lịch Hà Nội của bạn:

- Nhằm đảm bảo thời gian cúng lễ và tham quan của du khách, Phủ Tây Hồ mở của hoạt động từ 5 giờ đến 19 giờ. Tuy nhiên, vào những ngày lễ chính là mùng 3/3 Âm lịch và 13/8 Âm lịch, Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn vì lượng khách đến đây đông hơn rất nhiều so với ngày thường.

- Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, số lượng người dân tập trung đến làm lễ hay du xuân rất đông đúc, bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Phủ Tây Hồ.

- Đến những nơi linh thiêng như Phủ Tây Hồ, bạn nên chú ý lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Không xả rác bừa bãi, không gây ồn ào ảnh hưởng đến sự yên bình của Phủ Tây Hồ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Từ A - Z kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc tiết kiệm nhẩt

Sau khi có một cái nhìn khái quát về Phủ Tây Hồ, chắc hẳn bạn đang khá tò mò, muốn đến tận nơi để tham quan, cầu cho một năm an yên, hạnh phúc phải không? Nếu bạn quan tâm tour Hà Nội, hãy liên hệ với BestPrice qua tổng đài 1900 6505 hoặc truy cập website bestprice.vn để biết thêm thông tin chi tiết và được nhân viên của BestPrice tư vấn cụ thể.

BestPrice

Nguồn ảnh: Internet, Instagram