Khu Tưởng Niệm Nguyễn Đình Chiểu
Khu mộ được mở rộng thành khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, có quy mô lớn hơn, gồm đền thờ, nhà lưu niệm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn 2km về phía nam, nhằm tỏ lòng kính yêu một nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX, vừa để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay. Di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 27-4-1990.
Nguyễn Đình Chiểu, sau khi bị mù hai mắt, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh ở Bình Vi, Gia Định. Khi quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu rời Cần Giuộc về Ba Tri (1862). Tại đây, ông tiếp tục mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn chống Pháp cho đến cuối đời. Những tác phẩm có giá trị nhất của ông đều được viết từ nơi đây.
Ngày 3-7-1888, ông trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 66 tuổi. Người ta kể rằng, hôm đưa đám tang ông, cánh đồng An Bình Đông, nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, trắng xóa khăn tang – khăn tang của học trò, của các thân chủ được ông chữa khỏi bệnh, của bạn bè và bà con xa gần mến mộ tài đức của ông. Khu mộ gồm có mộ nhà thơ, mộ bà Lê Thị Điền, người vợ đồng thời cũng là người trợ thủ đắc lực của ông trong sự nghiệp sáng tác thơ văn cũng như trong các họat động xã hội khác, mộ bà Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ, người nữ chủ bút báo Nữ giới chung.
Hiện nay, khu mộ được mở rộng thành khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, có quy mô lớn hơn, gồm đền thờ, nhà lưu niệm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn 2km về phía nam, nhằm tỏ lòng kính yêu một nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX, vừa để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay. Di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 27-4-1990.
Các điểm đến tương tự