Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Đền thờ lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng

Mỗi du khách khi đến đền thờ Nguyễn Ngọc Thăng sẽ được nghe những câu chuyện hào hùng về Lãnh Binh Thăng, thuộc tướng của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định. Ông đã tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ở Gia Định - Tân An - Gò Công. Nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 07 tháng 5 năm 1997.

Giới thiệu về Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng

Nguyễn Ngọc Thăng sinh ra và lớn lên tại vùng quê Mỹ Thạnh, huyện Tân An xưa, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Dưới thời vua Thiệu Trị, ông tham gia quân đội triều đình, được thăng Cai cơ, đến năm 1848 được thăng chức Lãnh Binh.

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành bị hạ. Sau đó, ông được lệnh đóng giữ phòng tuyến Kỳ Hòa, ở đồn Cây Mai. Do lực lượng và vũ khí của quân Pháp quá mạnh nên chỉ sau một thời gian cầm cự, ông phải rút quân về Gò Công, cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27-6-1866, ông bị trúng đạn và hy sinh trong một trận giao chiến với quân Pháp. Thi hài của ông được đưa về nơi quê hương tại Mỹ Lồng và chôn cất tạm tại đình làng suốt 30 ngày.

Nghe tin ông qua đời, vua Tự Đức có phong sắc, áo, mão và một thanh gươm. Những di vật này được đặt tại ngôi miếu thờ ông ở ấp Giồng Keo nhưng do chiến tranh nên các di vật đã bị hư hỏng và thất lạc. Đến năm 1984, bài vị của ông được người dân địa phương mang về thờ tại đình Mỹ Thạnh để tưởng nhớ vị anh hùng đã có công trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh.

Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng là một vị tướng đã đi vào sử sách Việt Nam. Ngày nay, tên tuổi của ông được gắn liền với tên cầu, đường, trường học không chỉ ở quê hương nơi ông sinh ra và lớn lên mà còn ở nhiều tỉnh thành khác để mọi người luôn nhớ đến công lao mà ông đã đóng góp cho dân tộc.

Giới thiệu về đền thờ Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng

Đền thờ và phần mộ Lãnh Binh Thăng nằm ở xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm – nơi Nguyễn Ngọc Thăng sinh ra và lớn lên. Ngôi đền thờ cổ kính, rêu phong nằm khuất dưới những gốc cổ thụ già có tuổi thọ gần trăm năm. Đền thờ có diện tích khoảng 362 m2 trước đây là Đình làng Mỹ Thạnh.

Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

Đền thờ Lãng Binh Nguyễn Ngọc Thăng

Vào ngày giỗ của ông năm 1984 người dân đã đưa bài vị và di ảnh của ông từ chùa Hòa Đông Tôn giáo về đây thờ cúng như một vị thần Làng và từ đó đình làng mang tên Đền thờ Lãnh Binh Thăng.

Khi tới cổng chính, bạn sẽ bắt gặp bức bình phong trang trí hình “Long mã phụ hà đồ”, hai bên có hai câu đối bằng chữ Hán, nhưng có lẽ do thời gian và chiến tranh nên câu đối mờ và mất một chữ.

Đền thờ được xây dựng theo kiến trúc đình làng ở Bến Tre và Nam Bộ. Đền gồm có hai gian chính giữa và gian phụ. Nội thất trong đền như cột, kèo,… đều được làm bằng gỗ tự nhiên.

Bàn thờ đặt bài vị và di ảnh của Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng được khắc họa hình hoa lá, chim phượng, kỳ lân.. sơn son thếp vàng rất công phu, sắc sảo.

Lăng mộ của ông nằm cách đền khoảng 500m, được sửa chữa và trùng tu vào năm 2002. Tại đây, mộ của Nguyễn Ngọc Thăng nằm ở chính giữa và 2 bên là mộ 2 người cháu của Lãnh Binh Thăng là ông Nguyễn Ngọc Hiệp và Nguyễn Ngọc Thành.

Hằng năm, cứ vào ngày 15 tháng 5 âm lịch, du khách thập phương đến đây để thắp hương tưởng nhớ một người anh hùng dân tộc đã tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

Di chuyển đến đền thờ Nguyễn Ngọc Thăng

Đền thờ Nguyễn Ngọc Thăng cách thành phố Bến Tre khoảng 7,5km. Bạn chỉ mất khoảng 15 phút di chuyển. Bạn đi theo tuyến đường DT885 là tuyến đường di chuyển nhanh nhất.

di chuyển từ Bến Tre đến đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

Di chuyển từ thành phố Bến Tre đến đền thờ Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng

Một số lưu ý lựa chọn trang phục khi tới viếng đền Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng

Đây là tôn nghiêm, thờ cúng vị anh hùng dân tộc Nguyễn Ngọc Thăng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự như áo phông, áo sơ mi, quần jean. Tránh những trang phục hỡ hang không phù hợp.

BestPrice

Nguồn ảnh: Internet