Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Niềm kiêu hãnh mang tên Tháp đôi Petronas.

7231 Views
Nếu Hà Nội có Hồ Gươm, Trung Quốc có Tử Cấm Thành, Paris có tháp Eiffel thì ở Malaysia có tháp đôi Petronas. Kể từ khi mở cửa năm 1997 tới nay Tháp đôi Petronas đã trở thành biểu tượng không chỉ của Kuala Lumpur mà còn của cả Malaysia. 

Thật không quá lời khi nói nếu bạn đã tới Kuala Lumpur mà chưa tới thăm tòa tháp đôi Petronas thì có nghĩa là bạn chưa tới Malaysia.

Tháp đôi Petronas

2 tòa tháp sừng sững chọc trời

Tháp đôi Petronas có 88 tầng, chiều cao từ chân tháp tới nóc tòa nhà là 451.9 m và hiện là tòa tháp cao thứ 2 thế giới. Với kết cầu gần như hoàn toàn là bê tông cốt thép, bề mặt hai bên được xây bằng kính và thép nên Tháp đôi Petronas có khả năng chịu lực cực tốt. Bên cạnh đọ, với kiến trúc được kết hợp độc đáo giữa phong cách nhà thờ hồi giáo và những nét hiện đại đã tạo nên sự khác biệt và nổi tiếng trên toàn thế giới của tòa tháp đôi này.

Cây cầu nối giữa 2 tòa thápSkybrige - Cây cầu nối giữa 2 tòa tháp

Tới với tháp đôi Petronas du khách chắc chắn không nên bỏ qua cơ hội được đi qua cây cầu nối giữa 2 tòa tháp. Cây cầu này có tên là Skybrige, nằm ở độ cao 170m so với mặt đất, ở giữa 2 tầng 41 và 42. Đứng trên cây cầu Skybrige giúp cho du khách được ngắm nhìn toàn bộ thành phố Kuala Lumpur. Tuy nhiên để lên được cây cầu này, du khách phải chịu khó xếp hàng từ sáng sớm, vé tham quan được cấp vào lúc 8:30 – 10:30 sáng. Mỗi ngày chỉ có 1.400 lượt khách được tham quan cầu và trước kia thì hoàn toàn miễn phí nhưng ngày nay khách phải trả 10RM. Với 15 phút ngắn ngủi đi dạo trên không và một tầm nhìn tuyệt vời, tưởng cũng không uổng công xếp hàng nhiều giờ liền. Du khách cũng có thể lên tầng 86 quan sát toàn cảnh thành phố thoải mái hơn với giá vé 40RM.

Bao quanh tòa tháp đôi này công viên nhiệt đới KLCC (Kuala Lumpur City Centre)

Bao quanh tòa tháp đôi này công viên nhiệt đới KLCC (Kuala Lumpur City Centre)

Bao quanh tòa tháp đôi này công viên nhiệt đới KLCC (Kuala Lumpur City Centre) với một màu xanh mướt. Trong công viên còn thiết kế cả đường chạy bộ và lối đi dạo, một sân chơi cho trẻ em, một thánh đường Hồi giáo, một hồ đi dạo rộng lớn, đài phun nước có biểu diễn nhạc nước và ánh sáng mỗi ngày với vòi nước phun cao đến 42m, thủy cung…

Quang cảnh bên trong tòa thápQuang cảnh bên trong tòa tháp

Cũng giống như các tòa tháp khác trên thế giới, tháp đôi Petronas không chỉ là khu văn phòng mà còn là một trung tâm thương mại lớn. Hiện chủ của tòa tháp là hãng Petronas đang sử dụng 1 tòa làm văn phòng cho các hãng, các công ty con và công ty liên kết. Tòa tháp còn lại là văn phòng của các thương hiệu lớn trên thế giới như: Accenture, Al Jazeera International, Barclays Capitol, Bloomberg, Boeing, Exact Sofware, IBM, Khazanah Nasional Berhad, McKinsey & Co, Microsoft, Newfield Exploration, Reuters… 6 tầng trệt của Petronas được dùng làm trung tâm thương hiệu với 400 cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ trên thế giới Gucci, Prada, Rolex…, trở thành thiên đường cho những người mua sắm. Tại tầng 6 – tầng trên cùng của Suria KLCC là khu ẩm thực Malaysia với giá khá dễ chịu. Du khách có thể vừa dùng bữa vừa ngắm nhìn quang cảnh toàn thành phố.

Khung cảnh bên trong tòa tháp

Khung cảnh bên trong tòa tháp

Ngoài trung tâm mua sắm và công viên, tháp đôi Petronas còn có nhà hàng, quán bar, khách sạn, khu trưng bày nghệ thuật Petronas, trung tâm Khoa học Petrosains, trung tâm hội nghị Kuala Lampur… Đặc biệt, Dewan Filharmonik Petronas là phòng hòa nhạc nằm giữa hai tháp, được thiết kế theo phong cách châu Âu thế kỷ XIX. Đây cũng là một trong số các phòng hòa nhạc tốt nhất thế giới, là địa điểm hàng đầu về âm nhạc cổ điển tại khu vực Đông Nam Á…

Bùi Thanh Tú

Tổng hợp từ Internet

7231 Views

Các bài viết cùng chuyên mục

Hỏi đáp