Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Làng văn hóa Cheongeup - Bảo tàng sống ngoài trời của Jeju

Được coi là bảo tàng sống ngoài trời của Jeju, làng văn hóa Cheongup là một trong những địa điểm du lịch khó có thể bỏ qua khi tới Hàn Quốc. Bắt đầu mở cửa từ năm 1974, Seong thu hút du khách không chỉ vì nét độc đáo văn hoá và các truyền thống của người nông dân Hàn Quốc được lưu trữ từ đầu thế kỉ XV.

Đến với làng dân tộc Seongup là quên đi sự hối hả của cuộc sống bộn bề và ồn ào ngoài kia, là để hoà mình vào không gian cùa người dân đảo Cheju dưới triều đại Joesen, được ngắm những ngôi nhà truyềnt hống nhỏ bé, tận mắt thấy những hiện vật hàng ngàn năm tuổi và cảm nhận về cuộc sống văn hoá của người dân Hàn Quốc thời xa xưa trên hòn đảo xinh đẹp này.

Đường vào làng là những hàng cây rợp mát, được chăm chút thường xuyên. Dường như không chỉ có làng Seongup được bảo tồn như vậy, mọi thứ ở Cheju đều được chăm sóc và bảo tồn rất kĩ, từ những ngôi mộ cổ dưới bàn tay người dân Cheju cũng trở thành cảnh đẹp giữa bãi cỏ xanh ngát, những đám cỏ hoang sơ chen vào những luống hoa rực rỡ, những con đường dài và xanh mát, dưới cái bóng râm đó du khách có thể ngắm những vật dùng sinh hoạt và sản xuất, vật nuôi gắn với cuộc sống hàng ngày cùa người dân được bày rải rác trong khuôn viên làng khiến người ta có cảm giác cuộc sống vẫn đang diễn ra ở đây.

Cổng vào làng Seongup là chiếc thuyền đánh cá lớn, biểu tượng cho nghề truyền thống chính của dân đảo. Càng đi vào trong du khách như đang đi trên dòng thời gian để ngược về những năm thuộc thế kỉ 19. Du khách sẽ thấy dưới tán cây lưu niên là hào rào đá cao chừng 50cm, nhìn xa tưởng như cùng một khuôn nhưng tường đá ở mỗi nhà lại có một vẻ khác nhau, đặc biệt là không có cổng, người dân nơi thường dùng những thanh gỗ gác ngang hờ ở hòn đá lớn trước nhà để biểu thị chủ nhân ngôi nhà này đi vắng vài ngày, hay vắng mặt một ngày, hoặc sẽ về trong chốc lát, và không có thanh gỗ nào cắm có ý nghĩa “xin mời vào”.

Tại đây có hơn 260 kiểu nhà truyền thống những năm cuối triều đại Joseon, tất cả những đặc trưng từng vùng miền đã được sưu tâm, sa chép, khôi phục nhằm giúp du khách có cái nhìn đầy đủ về kiến trúc, văn hoá, đời sống, sinh hoạt, lối sống, trang phục, nhà ở thực phẩm của người Hàn Quốc trong quá khứ.

Là nơi được chọn là bối cảnh chính rong bộ phim về nàng Dae Jang Geung nên trong làng có rất nhiều pano các cảnh phim được dựng cạnh lối đi. Rộng đến 243 hecta, viện bảo tàng dân tộc ngoài trời Seongup này tái hiện xác thực hình ảnh ngôi làng nông thôn Hàn Quốc cách đây vài trăm năm với những làng chài trên núi, những khu vườn, chợ bùa, nơi cử hành lễ truyền thống, cảnh sinh hoạt của người dân, những nghi lễ cưới xin, học hành…và đặc biệt, trong làng vẫn còn người dân sinh sống và làm nghề truyền thống, du khách có thể gặp gỡ và trò chuyện để hiểu thêm về văn hoá xưa của người Hàn quốc. Trong những ngôi nhà vách đá lợp rơm, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình từ nhiều đời trước vẫn được sử dụng…Hàn Quốc có những chính sách ưu đãi giữ chân người dân ở lại làng để duy trì và phát triển Seongup thành điểm du lịch văn hoá.