Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Buôn Mê

Buôn Mê Thuột là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắc Lak, đây cũng là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số tá đô thị loại một trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Có nhiều người thắc mắc về cái tên của thành phố Buôn Mê Thuột. Từ Buôn Mê Thuột xuất phát từ tiếng Êđê, có nghĩa là Bản làng của Cha Thuột. Thuột là tên của một vị tù trưởng có quyền lực và giàu có nhất vùng này, và từ đây hình thành nên các làng xã xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Mê Thuột như ngày hôm nay. Ngoài cái tên Buôn Mê Thuột thông dụng, người dân Việt Nam còn hay gọi thành phố này bằng nhiều cái tên khác như Ban Mê Thuột, tên này vốn có gốc từ tiếng Lào và được sử dụng dười thời Việt Nam Cộng Hòa. Hay Ban Mê, đây chỉ là một từ viết tắt, có phần lãng mạn, thường xuất hiện trong văn chương hay thi ca.

Buôn Mê Thuột nằm ngay giữa trung tâm Tây Nguyên, nên vị trí này có chiến lược đặc biệt trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng quốc gia. Ngày xưa, đa phần diện tích của Buôn Mê Thuột vẫn còn hoang sơ, chưa được khai phá, sử dụng nhiều, nhưng những năm gần đây khoảng 1/3 diện tích của thành phố đã được đô thị hóa, tạo nên nhiều nét đổi mới cho Buôn Mê Thuột. Người dân ở đây chỉ có 15% là người dân tộc thiểu số, gần 80% sống trong vùng nội thành.

Buôn Mê Thuột là một vùng đất giàu văn hóa, hay còn có thể gọi đây là một kho tàng về các di sản phi vật thể, với rất nhiều nét đẹp văn hóa được UNESCO công nhận.Văn hóa cồng chiêng có lẽ là nổi bật nhất. Từ khi mới sinh ra, những người con Tây Nguyên đã bắt đầu một cuộc sống với rộn rang tiếng cồng chiêng bắt đầu trong những ngày lễ đặt tên, lễ thổi tai. Khi lớn lên, thì tiếng cồng chiêng lại trở thành món ăn tinh thần trong những ngày lễ hội của dân tộc, họ muốn gửi gắm những ước nguyện, tâm hồn mình vào trong tiếng cồng, tiếng chiêng hùng hồn. Đến khi một người lìa xa cõi đời, tiếng cồng chiêng cũng như một sự tiễn biệt trân trọng đối với người đó. Chính bởi những ý nghĩa sâu xa như thế, mà văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể.Sử thi cũng là một nét đẹp khác của người Buôn Mê Thuột. Đây là những câu chuyện truyền miệng, thông thường kể về các nhân vật được coi là cha mẹ của buôn làng, hình thức giống như truyền thuyết. Ngoài ra, Buôn Mê Thuột cũng có nhiều câu chuyện thần thoại, truyện cổ, vần…được lưu truyền qua nhiều thế hệ.Tượng gỗ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống nhưng tâm linh của dân cư thành phố này, nó miêu tả lại cảnh đời sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người, vì thế có phần gần gũi với cuộc sống

Các điểm đến tương tự