Số điện thoại hỗ trợ

1900 2605

Top 9 điểm đến lý tưởng cho dịp du xuân lễ hội đầu năm

22472 Views
Sau những ngày Tết cổ truyền là dịp để chúng ta có chuyến du xuân, đi lễ cầu mong cho một năm may mắn, nhiều tài lộc. Cùng tham khảo ngay top 9 điểm đến lý tưởng cho dịp du xuân lễ hội đầu năm đưới đây để chọn cho mình những điểm đến phù hợp nhất nhé!

Mục lục bài viết

  • 1. Bái Đính - Tràng An
  • 2. Lễ khai hội chùa Tam Chúc
  • 3. Đỉnh thiêng Yên Tử
  • 4. Lễ hội chùa Hương
  • 5. Lễ hội Tây Thiên
  • 6. Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • 7. Lễ khai ấn đền Trần
  • 8. Lễ hội Bà Chúa Kho
  • 9. Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng

Bái Đính - Tràng An

Chùa Bái Đính thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính - Tràng An. Chùa Bái Đính là một trong những điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đầu xuân. Nơi đây luôn chào đón hàng vạn du khách đến tham quan và chiêm bái mỗi năm. Chùa Bái Đính được ghi nhận với nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam như: ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam đồng thời có hành lang La Hán dài nhất châu Á, ngôi chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,...

chùa Bái Đính

Du khách đến tham quan và chiêm bái chùa Bái Đính

Nếu có dịp ghé thăm Ninh Bình, bên cạnh đi lễ chùa đầu năm tại chùa Bái Đính, bạn cũng có thể ghé thăm quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An. Du khách sẽ được thả hồn theo mái chèo, hít thở và cảm nhận thiên nhiên non nước Tràng An nơi hòa quyện thiên nhiên tuyệt vời giữa những dãy núi hùng vĩ và sông nước đầy thơ mộng hữu tình.

Tràng An

Vãn cảnh non nước hữu tình tại Tràng An

Lễ khai hội chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là một trong những điểm du xuân đầu năm được yêu thích nhất trong thời gian gần đây. Được ví như là “vịnh Hạ Long’ trên cạn, quần thể khu du lịch Tam Chúc trở thành điểm đến được rất nhiều người săn lùng. Nơi đây tọa lạc trên thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Ninh Bình. Quần thể chùa Tam Chúc được khánh thành giai đoạn 1 vào tháng 5/2019 và hiện tại vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Dự kiến sau khi ngôi chùa này hoàn thành sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc (@nhimsoc13)

Những ngày đầu xuân, hàng vạn du khách đã về vãn cảnh, tham quan kết hợp đi lễ đầu năm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới này. Cảnh quan ở khu du lịch Tam Chúc rất độc đáo, đa dạng mà không phải nơi nào cũng có được. Từ chính điện chùa nhìn ra là hồ nước bao la bát ngát. Trong lòng hồ có sáu quả núi như những chiếc chuông và bảy ngọn núi cao tương ứng với bảy vì sao sáng. Chắc chắn, khi hoàn thiện chùa Tam Chúc sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và đi lễ đầu năm.

>>> Xem thêm bài viết "Ăn gì ở đất Cố đô - Ninh Bình"

Đỉnh thiêng Yên Tử

Nên đi lễ đầu năm ở đâu? Yên Tử được biết tới là điểm đến linh thiêng, thanh tịnh đồng thời sở hữu thiên nhiên hùng vĩ. Đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn vào dịp du xuân đầu năm. Khu di tích và lịch sử Yên Tử nằm trên một dãy núi cao ở phía Đông Bắc của Việt Nam thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Du khách đến chùa ngày đầu xuân được tận hưởng không khí trong lành, hoà mình vào thiên nhiên và đặc biệt là còn được tham gia những trò chơi dân gian vui nhộn tại chùa như nhảy sạp, đá cầu, nhảy dây,...

check - in tại Yên Tử

Check-in tại Tây Yên Tử (@heylynhh)

Bên cạnh đó du xuân Yên Tử du khách có thể trải nghiệm hành trình lễ phật đầu năm tuyệt vời nhất. Hành hương về nơi đây, du khách sẽ được thử sức mình với không ít những thách thức và sự kiên nhẫn. Khi đạt được đến độ cao 1.068m, chùa Đồng - điểm đến cuối cùng cho hành trình. Du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh và bình yên cho tâm hồn, tại nơi được coi như là một đài sen trên đỉnh núi Yên Tử. Ngoài ra, Yên Tử còn được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Thật không quá khó hiểu khi Yên Tử luôn thu hút hàng triệu du khách đến thăm quan và đi lễ mỗi năm. Nếu bạn muốn được khám phá nơi đây thật trọn vẹn, hay dành thời gian nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc mệt mỏi thì có thể đặt phòng khách sạn tại Legacy Yen Tu nhé.

>> Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể đọc thêm review nghỉ dưỡng tại Lagacy Yen Tu

Chùa Đồng - Yên Tử

Chùa Đồng - Yên Tử

Lễ hội chùa Hương

Một trong những tour du xuân đầu năm không thể bỏ lỡ ở miền Bắc đó là đi lễ chùa Hương. Mỗi dịp xuân sang du khách đến với chùa Hương để cầu mong an nhiên cho bản thân, cho gia đình và cho bạn bè.

Quần thể danh thắng chùa Hương được xây dựng gồm nhiều đền, chùa, đình thờ Phật và các vị thần trong tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến tầm tháng 3 âm.

Ngoài ghé thăm chùa để cầu bình an, tài lộc thì du khách có thể thăm quan, vãn cảnh chùa. Du khách đi thuyền xuôi bờ sông Yên sẽ được tận hưởng không gian mênh mông đôi bờ sông nước.

Lễ khai hội chùa Hương

Lễ khai hội chùa Hương

Lễ hội Tây Thiên

Lễ hội Tây Thiên được khai mạc vào ngày rằm tháng hai âm lịch hằng năm tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm trong khu danh thắng Tây Thiên thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trong những lễ hội đầu năm được du khách lựa chọn nhiều nhất. Du lịch Tết tham quan Tây Thiên Tam Đảo là một trải nghiệm vô cùng thú vị, kết hợp du xuân vãn cảnh, nghỉ ngơi thư giãn đậm chất xuân. Không chỉ cuốn hút bởi phong cảnh hữu tình, núi non trùng điệp, kiến trúc độc đáo tựa lưng vào núi mà Tây Thiên còn là điểm đến vào mùa xuân. Đến đây bạn sẽ được trẩy hội cầu tài, cầu lộc cho cả năm may mắn và tham gia nhiều hoạt động văn hóa độc đáo.

Lễ hội tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Lễ rước tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Cứ đến ngày rằm tháng hai âm lịch hằng năm, là dịp chính hội, du khách và người dân địa phương cùng những Phật tử đều quy tụ về đây làm lễ cầu bình an, tham gia những hoạt động vui hội như làm bánh chưng, bánh giầy, hội vật,...

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) giờ đây đã trở thành biểu tượng của tri thức, sự hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt. Vì thế mà cứ đến độ xuân về, các học sĩ ở cả nước, từ những em nhỏ học chập chững vào lớp 1 đến những giáo sư tóc đã bạc đầu, đều đổ về đây.

Viếng thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám để chúng ta tưởng nhớ những người thầy vĩ đại như cụ Chu Văn An, các vị vua thời Lý,Lê đã có công phát triển ngành giáo dục của Việt Nam. Với lòng kính trọng và biết ơn các bậc tiền nhân, các học sĩ đến đây cũng để cầu mong cho một năm học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (@quangip)

Những hoạt động nổi bật khác khi đến Văn Miếu - Quốc tử Giám là thăm 82 bia đá rùa khắc tên các vị tiến sĩ Nho học Việt Nam; xem chơi cờ người và xin chữ đầu năm. Đặc biệt, dù có phải xếp hàng dài dọc sân Nhà Thái Học, thì ai nấy cũng đều mong muốn có thể xin được chữ do tự tay những ông đồ viết ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Xin chữ đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Xin chữ đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

>> Ngoài ra khi đã đến thăm thủ đô vào dịp đầu xuân, đừng bỏ qua top 15 địa điểm chơi Tết tại Hà Nội nhé

Lễ khai ấn đền Trần

Lễ khai ấn đền Trần được diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng tại khu di tích đền Trần, thành phố Nam Định nhằm tưởng nhớ công đức của các vua Trần, đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Lễ khai ấn bao gồm lễ rước từ các chùa lân cận đến đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần và đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo. Lễ dâng hương diễn ra vô cùng long trọng, diễn tả đúng nghi thức của triều đình phong kiến xưa.

Lễ khai ân đền Trần

Lễ khai an đền Trần

Bên cạnh phần lễ, nay chính quyền địa phương còn tổ chức thêm phần hội để thu hút thêm du khách đến tham dự. Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa đặc sắc như đấu vật, mùa rồng, múa sư tử, các trò chơi dân gian,... và đặc biệt là phần biểu diễn múa Bông một điệu - một điệu múa xưa mừng chiến thắng của quân dân thời Trần.

Lễ hội Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho ở núi Kho tỉnh Bắc Ninh là nơi thờ Linh Từ Quốc Chế - một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, có công chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng nương làng Quả Cảm (Bắc Ninh). Bà cũng là người giúp vua Lý tổ chức sản xuất, tích trữ và trông nom kho lương thực tại núi Kho.

Mỗi năm vào ngày 14 tháng Giêng, nơi đây lại tổ chức lễ hội Bà Chúa Kho để tưởng nhớ công lao của bà. Cứ đến ngày hội này, người dân từ tứ xứ lại đổ về để cầu anh bình, may mắn và xin lộc. Những người làm nghề buôn bán thường chuẩn bị những mâm lễ lớn để dâng lên Bà Chúa Kho để xin một năm mới ăn nên làm ra, phát tài phát lộc. Không ít trong số đó còn chuẩn bị những sớ, lễ cầu kỳ để làm nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho.

Lễ đền Bà Chúa Kho

Chuẩn bị mâm lễ dâng lên Bà Chúa Kho (@ngocqui91)

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Câu thơ đã in dấu sâu đậm trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, để đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, con cháu từ khắp nơi lại đổ về đền Hùng để tìm lại cội xưa. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lễ đền Hùng được diễn ra vô cùng trang nghiêm, trọng thể theo nghi thức văn hóa dân tộc để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị vua Hùng thuở sơ khai. Các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành cũng đến dâng hương hoa bày tỏ lòng thành kính.

Giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng

Lễ đền Hùng diễn ra theo nghĩ thức văn hóa dân tộc

Dưới chân núi Hùng, là phần hội được tổ chức linh đình và phong phú, từ những cuộc thi thú vị như thi gói bánh chưng, thi nấu cơm, đấu vật,... đến các hoạt động văn nghệ đặc sắc như hát xoan, hát chèo, kịch nói,...

Trên đây là tổng hợp 9 điểm đến lý tưởng cho dịp du xuân đầu năm. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn có chuyến hành trình thú vị dịp năm mới. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết nên lựa chọn đi đâu, đặt các dịch vụ như thế nào, tham khảo ngay chùm tour lễ hội du xuân của BestPrice nhé!

BestPrice

Nguồn ảnh: Instagram, Internet

22472 Views

Các bài viết cùng chuyên mục

Hỏi đáp